10 thói quen ăn uống cản trở việc giảm cân

Để giảm cân, điều quan trọng là phải thực hành ăn uống lành mạnh và sạch sẽ. Ăn kiêng không nên được coi là mục tiêu giảm cân ngắn hạn. Có thể có những cách giảm cân nhanh hơn và ít rủi ro hơn là ăn kiêng dài hạn, nhưng kết quả sẽ chỉ là tạm thời và có thể có những tác dụng phụ không mong muốn.

Dẹp bỏ thói quen ăn uống không lành mạnh có thể được coi là bước đầu tiên để có một lối sống lành mạnh và dĩ nhiên là giảm cân. Trong bài đăng này, chúng tôi liệt kê ra 10 thói quen ăn uống cản trở quá trình giảm cân và lí do bạn nên loại bỏ chúng.

Thói quen ăn uống cản trở việc giảm cân

  • Ăn ít các bữa ăn tự nấu:
    • Đặt hàng thực phẩm chế biến sẵn từ bên ngoài khiến bạn không kiểm soát được thành phần và loại dầu được sử dụng. Những bữa ăn này cũng sẽ chứa nhiều calo với hàm lượng muối dư thừa, dễ làm tăng thêm cân nặng hiện tại của bạn. Ngoài ra, khi bạn dùng bữa tại nhà hang, quán ăn, họ thường có khẩu phần lớn hơn mức ăn cần thiết, có thể tạo ra lượng calo dư thừa trong cơ thể.
  • Thay thế chất béo lành mạnh bằng thực phẩm ít chất béo và không chất béo:
    • Không phải tất cả chất béo đều được tạo ra như nhau! Chất béo lành mạnh là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống lành mạnh của bất kì ai vì chúng giúp hấp thụ các vitamin và chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo, tăng cường trao đổi chất, giảm đột biến insulin và ngăn ngừa tích trữ chất béo. Mặt khác, khi hàm lượng chất béo bị loại bỏ, nó khiến thức ăn trở nên nhạt nhẽo và vô vị, và để làm cho nó hấp dẫn khẩu vị – rất nhiều đường, bột tinh chế, chất nhũ hóa và chất làm đặc được thêm vào, tất cả những thành phần này làm tăng hàm lượng calo lên một mức độ lớn. Vì vậy, hãy tránh chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa, và bổ sung một lượng chất béo lành mạnh, và tránh các loại đồ ăn không có chất béo của thực phẩm chế biến sẵn.
  • Ăn quá nhanh:
    • Khi bạn ăn quá nhanh, não của bạn không nhận được tín hiệu dừng lại khi bạn đã no và điều đó có nghĩa là bạn sẽ có xu hướng ăn thường xuyên và nhiều hơn mức thực tế cần. Một sự thật thú vị khác là não mất khoảng 20 phút để ghi nhận rằng bạn đã ăn thức ăn và bằng cách chạy chậm lại, bạn thực sự có thể đạt đến điểm no, có thể là nửa chừng bữa ăn, điều này sẽ ngăn chặn việc tích tụ thêm calo. Một bữa ăn diễn ra chậm rãi sẽ khiến bạn nghĩ rằng mình đã ăn một lượng thức ăn vừa đủ. Khi bạn ăn quá nhanh, bạn thực sự mất kiểm soát số lượng thức ăn nạp vào cơ thể và dần dần gây ra cân nặng.
  • Tránh thực hiện nhiều nhiệm vụ trong khi ăn:
    • Xem TV, đọc sách, sử dụng điện thoại sẽ khiến bạn phân tâm khỏi loại thức ăn bạn đang ăn và ba gồm cả số lượng. Rất có thể bạn sẽ ăn quá nhiều khi đang bị phân tâm. Ăn trong sự tập trung, nhai chậm, và ăn nhấm nháp từng miếng là điều bạn nên thay đổi.
  • Ăn mà không kiểm soát khẩu phần:
    • Kiểm soát khẩu phần là điều cần thiết để ngăn chặn việc chồng chất lên cân. Đừng ăn tới phần thứ hai, hãy ăn từ một đĩa nhỏ.

  • Không uống đủ nước:
    • Không nhắc nhở bản thân uống nước trong suốt cả ngày, có thể kích hoạt tín hiệu đói và làm giảm quá trình trao đổi chất. Cảm giác đói thường xuyên có lẽ là do mất nước và nếu bạn có thể cung cấp cho cơ thể nhiều H2O hơn, bạn có thể giảm cân khá hiệu quả. Đừng giới hạn lượng nước chỉ uống 8 cốc nước mỗi ngày, hãy uống càng nhiều càng tốt!
  • Đồ ăn vặt quá mặn và có đường:
    • Những đồ ăn vặt này chứa các thành phần không lành mạnh và chứa nhiều muối, khiến bạn mất nước và tạo ra đầy hơi, cũng như giữ nước. Cũng nên tránh các món ăn có đường vì lượng đường dư thừa sẽ dẫn đến tích tụ calo, sau đó sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo trong các mô. Vì mục tiêu của bạn là giảm cân, nên việc tiêu thụ đường không phải là lựa chọn phù hợp. Theo một cuộc khảo sát, liều lượng đường khuyến nghị cho một người trưởng thành là 2 muỗng canh mỗi ngày. Tiêu thụ nhiều hơn có thể ảnh hưởng đến mục tiêu giảm cân của bạn. Hầu hết mọi chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên bạn nên hạn chế dung nạp đường tinh luyện, vì đường chắc chắn gây tăng cân, béo phì và các bệnh khác và do đó không được khuyến khích cho những người theo dõi cân nặng. Mẹo nhỏ: Khi bạn cảm thấy mức năng lượng thấp và không thể uống được đường, hãy thử đường thốt nốt hoặc mật ong hữu cơ trong trong các loại thực phẩm và đồ ăn hàng ngày.
  • Lượng calo từ nước ép trái cây / nước trái cây đóng hộp:
    • Thật sai lầm khi cho rằng chất lỏng như nước trái cây đóng hộp có lợi cho sức khỏe và sẽ không bổ sung nhiều calo. Trên thực tế, calo lỏng được tiêu hóa dễ dàng mà không có chất xơ, làm tăng mức insulin và sụt giảm năng lượng sau đó sẽ khiến bạn thèm ăn nhiều hơn, và theo cách đó, sẽ làm tăng thêm calo vào chế độ ăn. Ngoài ra, hơi khó để theo dõi lượng calo với chất lỏng. Ăn trái cây tươi sống và ở dạng lành mạnh, tốt cho sức khoẻ nhất có thể.
  • Quá nhiều calo rỗng trong ngày:
    • Nếu bạn ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn trong ngày, chẳng hạn như kẹo, mì tôm, bánh mì, sôcôla, bánh ngọt, bánh quy, nước ngọt, nước tăng lực, tất cả chúng sẽ tích tụ lại calo trong cơ thể, hoàn toàn thiếu chất dinh dưỡng. Lượng calo rỗng này nhanh chóng tăng lên, làm tăng mức năng lượng mạnh mẽ và sau đó, sự sụt giảm năng lượng tiếp theo có thể khiến bạn đói, thèm ăn nhiều hơn những thức ăn không lành mạnh như vậy. Tất cả những calo rỗng này có thể gây tăng cân nhanh chóng.
  • Ăn theo gói thực phẩm chế biến sẵn:
    • Nếu bạn yêu thích khoai tây chiên, bánh quy và kem, và thậm chí không thể từ bỏ chúng, cách tốt hơn để ăn uống lành mạnh là lấy chúng ra một đĩa hoặc bát nhỏ thay vì ăn trực tiếp từ gói hoặc hộp của loại đồ ăn đó. Bạn rất dễ mất kiểm soát khẩu phần khi ăn trực tiếp trong hộp/ gói, và đó là lí do quan trọng để giải thích tại sao bạn phải tránh xa thói quen ăn uống cực kì không lành mạnh này nếu mong muốn giảm cân.

Giảm cân là không khó, quan trọng là cách bạn làm như thế nào cho đúng và có cơ sở khoa học. Chúc bạn giảm cân thành công và có một tình trạng sức khoẻ tốt nhất!


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tại sao cho con bú khiến mẹ nhanh bị đói?

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

Add a Comment