Cách xử lý vấn đề bé cắn ti mẹ

Xử lý cắn ti mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ là một hành động thiêng liêng và phổ biến ở mẹ sau sinh. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân bé lại cắn ti mẹ khiến mẹ đau đớn và sợ cho con ti. Liệu hành vi này có phải là bất thường và liệu có nên cho bé tiếp tục ti mẹ? Hãy cũng tìm hiểu bài viết sau để có thể có biện pháp giải quyết tốt tình trạng bé cắn ti mẹ nhé.

1. Nguyên nhân

Bé mọc răng, ngứa nướu là một nguyên nhân chính dẫn đến việc bé cắn ti mẹ. Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác thường gặp như sau:

  • Tư thế mẹ bế bé khi bú không đúng khiến bé phải rướn người khi bú, hoặc khiến khớp ngậm của bé không đúng, bé không rút sữa được, khiến bé cáu giận cũng làm cho bé muốn cắn ti mẹ.
  • Bé bị phân tâm khi bú. Một số âm thanh, ánh sáng đột ngột có thể gây giật mình cho bé, khiến bé có phản xạ ngậm miệng lại và vô tình cắn vào ti mẹ. Bé có thể quên mất là mình đang bú nên quay nhìn vào một vị trí khác khiến va chạm với đầu ti của mẹ cũng dẫn đến đau đớn cho mẹ

xử lý cắn ti mẹ 1 - phân tâm

  • Bắt buộc bé bú trong khi bé vẫn no hoặc không có nhu cầu sữa mẹ
  • Cắn khi bú cũng có thể là hành động vô thức trong lúc ngủ của bé. Bé có thể ngủ mơ bị giật mình hoặc bé ngủ mơ đang ngậm đồ chơi, đồ ăn khiến bé có hành động cắn.
  • Cảm lạnh, nhiễm trùng tai, và các bệnh trẻ em khác gây cảm giác đau, khó chịu khi nuốt
  • Đôi khi bé chỉ tò mò, thử xem phản ứng của mẹ như thế nào khi bé cắn hoặc đơn giản là bé muốn thể hiện tình cảm với mẹ nhưng vô tình lại làm đau, tổn thương mẹ.

2. Có nên tiếp tục cho bé bú?

Bé cắn khi bú mẹ là một hiện tượng bình thường và xảy ra ở đa số các mẹ sau sinh.

Nhiều mẹ có quan niệm sai lầm khi cắt hoàn toàn ti mẹ cho bé từ khi bé bắt đầu mọc răng (cai sữa). Quan niệm này hoàn toàn sai lầm và làm trẻ mất đi nguồn dinh dưỡng quý nhất có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

xử lý cắn ti mẹ - mọc răng

Thay vì việc cai sữa hoàn toàn cho bé, mẹ có thể tìm các phương pháp để hạn chế và phòng ngừa hoàn toàn trường hợp bé cắn ti mẹ khi bú. Chỉ cần mẹ kiên nhẫn một chút, mẹ có thể giải quyết vấn đề này rất dễ dàng. 

3. Biện pháp cho mẹ ngăn bé cắn khi bú

Việc bé cắn khi bú mẹ là một tình trạng tạm thời và bé hoàn toàn có thể tự ngừng sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu bé vẫn tiếp tục cắn khi bú thì mẹ cần tìm ra đúng nguyên nhân và phương pháp giải quyết phù hợp nhất. Mẹ có thể thử nhiều cách khác nhau để ngăn bé cắn.

Dựa vào các nguyên nhân gây ra tình trạng cắn khi bú mẹ như trên, mẹ hãy tham khảo các phương pháp sau để tìm được phương pháp phù hợp nhất với bé nhà mình nhé:

  • Cải thiện lượng sữa: Khi bé bú mẹ mà không nhận được đủ lượng sữa như bé mong muốn, bé có thể có các phản ứng tiêu cực như cắn. Vì vậy, mẹ hãy đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu sữa cho bé. Lợi sữa Mommy là một lựa chọn tuyệt vời giúp mẹ cải thiện lượng sữa nhanh chóng và duy trì lâu dài.

xử lý cắn ti mẹ 1 - lợi sữa mommy

  • Tập cho bé bú đúng: Khớp ngậm đúng, tư thế bú mẹ đúng. Bé bú đúng không chỉ giúp bé phát triển tốt, tăng cân tốt mà còn giúp mẹ cải thiện, duy trì lượng sữa. Đồng thời hạn chế tối đa tổn thương và đau rát đầu ti.
  • Loại bỏ các yếu tố gây phân tâm cho bé. Vì dụ như âm thanh lớn, xe cộ, ánh sáng gắt… tốt nhất là cho bé bú ở một môi trường riêng biệt.
  • Tập cho bé cắn một món đồ chơi nào đó sau khi bú để bé hạn chế bé cắn ti mẹ.
  • Tâm lý bé: Hãy xoa dịu tâm lý bé mỗi lần bé bú bằng cách hát, kể chuyện, dỗ dành khi bé bú. Nếu bé có dấu hiệu cắn hoặc cắn, hãy nghiêm khắc dạy trẻ là không được làm thế. Tuy nhiên mẹ cần bình tĩnh và phản ứng một cách có chừng mực. Tuy nhiên cần thể hiện được thái độ phản đối của mẹ và chỉ ra cái sai của bé khi cắn mẹ, cần dừng lại.
  • Massage nướu cho bé nếu bé đang mọc răng khiến bé giảm cảm giác khó chịu trong quá trình mọc răng và giảm thiểu được việc bé đổ thừa và cắn lên ngực mẹ.
  • Hãy theo dõi thời gian bú của bé. Bé có thể cắn sau khi bú xong nên mẹ hãy cân nhắc thời gian bú của bé để có thể kịp thời dừng bú cho bé.
  • Khen bé mỗi khi bé có các hành động tốt, bú đúng, để khuyến khích bé. Hiệu quả trong trường hợp này khá rõ rệt chứng tỏ bé đã có nhận thức tốt về các hành động của mẹ.
  • Cho bé bú khi bé rất đói. Bé sẽ tập trung bú thay vì cắn mẹ. Tuy nhiên nên cân nhắc khi thực hiện phương pháp này.
  • Học cách nhận biết khi nào bé no
  • Nếu mẹ nghĩ rằng bé đang muốn tạo sự chú ý, hãy giao tiếp bằng mắt với bé nhiều hơn, nói chuyện với bé khi cho bé bú
  • Đừng hét lên khi bé cắn bạn. Phản ứng dữ dội của bạn có thể làm bé hoảng sợ và không dám bú mẹ nữa. Hoặc bé có thể cắn 1 lần nữa để xem lại phản ứng dữ dội của bạn đấy.
  • Rút vú ra khỏi miệng bé khi bé ngủ,
  • Đặt ngón tay vào góc miệng của bé ở giữa 2 hàm nướu. Nhẹ nhàng rút ti ra khỏi miệng bé, bé sẽ cắn ngón tay bạn thay vì ti.

4. Một số tư thế bú bé giúp mẹ tránh tình trạng bé cắn khi bú

Mỗi bé sẽ có một tư thế khác nhau để có thể thoải mái nhất cho mẹ và bé. Khi đó bé sẽ giảm tình trạng cắn khi bú. Tuy nhiên có một số quy tắc nhất định có thể áp dụng cho tất cả các bé. Mẹ có thể tham khảo các tư thế sau đây để thử áp dụng cho bé:

  • Hãy lựa chọn tư thế mà mẹ cảm thấy thoải mái nhất trước, sau đó mới điều chỉnh bé. Mẹ có thể nằm hoặc ngồi và có thể sử dụng gối để đệm lưng/đầu. Mẹ có thoải mái thì mới ngồi lâu với bé được.
  • Hãy sử dụng chân, đùi, đầu gối mẹ như một vật hỗ trợ, giúp mẹ bế bé thuận tiện và đỡ mỏi hơn

xử lý cắn ti mẹ 1 - dùng gối

  • Đặt gối lên đùi có thể khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Bế em bé đối diện với mẹ, mặt bé đối diện với vú, môi đối diện với núm vú, mũi nối tiếp với núm vú.
  • Mẹ hãy thả lỏng, thư giãn khi bé bú. Đừng quá căng thẳng vì nó cũng sẽ tạo áp lực cho bé. Bé sẽ bú tốt khi được bế đúng tư thế nên mẹ đừng quá lo lắng
  • Hãy lưu lại tư thế bé bú thoải mái nhất để sử dụng trong lần bú tiếp theo của bé nhé.

Hi vọng, thông qua bài viết trên, mẹ đã trang bị được cho mình kiến thức tốt để phòng tránh và xử lý tình huống bé cắn ti mẹ và có thể duy trì sữa mẹ lâu dài để bé được phát triển toàn diện.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ    

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

 

Add a Comment