Làm gì khi cho con bú bị đau núm vú?

Cho con bú là điều mà chỉ người mẹ mới có thể làm được cho con mình. Đó sẽ là một trải nghiệm thú vị cho cả hai. Một đứa trẻ đủ tháng, khỏe mạnh có khả năng biết những gì cần làm ở vú mẹ theo bản năng. Trong 3 đến 5 ngày đầu tiên sau khi sinh, nếu bạn cảm thấy đau nhức đầu vú ngoài việc hơi đau khi bé ngậm vào ti, đó có thể là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn với khớp ngậm bú của trẻ hoặc tư thế cho con bú chưa đúng.

dau num vu 1

Việc điều chỉnh tư thế bế và khớp ngậm đúng có thể giúp bạn và con bạn thoải mái hơn. Với kĩ thuật bế và chốt khớp ngậm đúng, bạn có thể không còn bị đau đầu ti nữa, có thể làm dịu núm vú bị đau, nứt cổ gà và cho phép đầu ti bắt đầu lành lại.

Nếu tình trạng đau núm vú trở nên tồi tệ hơn sau những ngày đầu cho con bú, cơn đau núm vú có thể do các nguyên nhân khác như nhiễm khuẩn hoặc tưa lưỡi. Hãy liên hệ với Chuyên gia Sữa mẹ – DS. Lan Hương của chúng tôi để được giúp đỡ nếu bạn cần hỗ trợ cải thiện núm vú bị đau của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Nguyên nhân khiến mẹ cho con bú bị đau núm vú là gì? 

Việc ngậm ti không đúng cách xảy ra khi bé không ngậm đủ mô vú hoặc lưỡi của bé được đặt không đúng vị trí. Bé phải có thể nén mô vú và rút được sữa tốt khi núm vú của mẹ được đặt sâu trong miệng.

Đầu tiên, hãy kiểm tra tư thế bú – vị trí cơ thể của bé. Hãy chắc chắn rằng con mở miệng rất rộng, giống như ngáp, trước khi đưa núm ti vào miệng chúng, kiểm tra xem lưỡi bé có ôm và hướng về phía trước trong miệng hay không. Nếu bạn nhẹ nhàng kéo khóe miệng trẻ xuống khi trẻ đang bú, bạn sẽ thấy mặt dưới lưỡi của trẻ, phần này sẽ kéo dài qua đường viền nướu dưới của trẻ, ôm lấy vú.

Đôi khi trẻ ngậm sâu nhưng lại trượt núm vú xuống trong khi bú – cần để ý khoảng cách giữa mũi bé và vú. Nếu điều này xảy ra, hãy tháo khớp ngậm bú sai này và thử chốt lại.

Trẻ bị dính thắng lưỡi cũng có thể khiến núm vú bị đau. Khi trẻ khóc, bạn có thể quan sát xem lưỡi của trẻ có vươn qua môi dưới được không? Nếu lưỡi của em bé có hình trái tim, đó có thể là vấn đề đang ngăn cản việc chốt khớp ngậm tốt. Chuyên gia tư vấn sữa mẹ của Hulab Pharma – DS. Lan Hương có thể giúp bé điều chỉnh khớp ngậm đúng khi bé bị dính thắng lưỡi. Tham khảo khóa học: Chỉnh khớp ngậm và tư vấn sữa mẹ trực tiếp.

Đầu ti thụt, đầu ti phẳng,… có thể khiến bé khó ngậm vú trong miệng và ngậm đúng cách. Với việc cho con bú đúng cách, bé bú có thể kéo đầu ti thụt, đầu ti phẳng ra ngoài một cách hiệu quả. Đôi khi nên hút sữa nhẹ nhàng hoặc thực hiện các bài tập đặc biệt để kéo núm vú ra ngoài.

Kéo em bé ra khỏi vú mà không phá bỏ lực hút trước có thể gây đau đớn và gây tổn thương các mô vú nhạy cảm. Nếu trẻ ngậm và bú tốt, trẻ sẽ tự kết thúc việc bú bằng cách nhả ti khi ngủ. Cho phép bé xác định thời điểm kết thúc cữ bú sẽ đảm bảo rằng bé nhận được lượng sữa cân bằng phù hợp khi bắt đầu bú, làm dịu cơn khát của bé, và sữa sau ở cuối cữ là sữa có nhiều chất béo, hàm lượng calo cao hơn và thỏa mãn cơn đói của trẻ.

Áo ngực quá chật và gây áp lực lên núm vú cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị đau núm vú khi cho con bú.

Lưu ý rằng nhiều nguyên nhân có thể góp phần gây đau đầu ti cùng một lúc.

Làm gì khi cho con bú bị đau núm vú? 

Trong khi nguyên nhân gây đau núm vú đang được xác định và khắc phục, việc tiếp tục cho con bú là rất quan trọng. Khi bé ngậm chặt núm vú trong miệng, núm vú sẽ được bảo vệ khỏi bị tổn thương thêm. Bạn có thể thử một hoặc nhiều biện pháp sau đây:

  • Thay đổi tư thế cho con bú: sử dụng các tư thế ôm nôi, tư thế ôm bóng và cho con bú nằm,… để thay đổi vị trí của miệng em bé trên vú của bạn.
  • Bắt đầu cho trẻ bú ở bên ít đau nhất cho đến khi hết bú, sau đó nhẹ nhàng chuyển trẻ sang vú còn lại, chú ý giữ đúng tư thế cho con bú đúng và ngậm chặt vú.
  • Vắt một ít sữa lên núm vú sau khi cho con bú. Đặc tính kháng khuẩn của sữa mẹ được sử dụng để điều trị kích ứng da. Tuy nhiên, cách làm này không được khuyến khích khi bị đau do tưa miệng, một bệnh nhiễm trùng nấm men ở núm vú.

Trong hầu hết các trường hợp, núm vú bị đau hoặc nứt cổ gà sẽ không còn đau khi đã đạt được tư thế và khớp ngậm bú đúng. Hiếm khi cần phải ngừng cho con bú. Nhiều lợi ích cho cả em bé và mẹ khiến việc tiếp tục cho con bú trở nên đáng giá.

Nếu bạn quan tâm, hãy tìm hiểu thêm khóa học Chỉnh khớp ngậm online để có thể tự điều chỉnh vấn đề đau núm vú/ đầu ti ngay tại nhà, trước khi nhờ tới sự hướng dẫn trực tiếp từ chuyên gia.


Có thể bạn quan tâm: 

Cách để chỉnh/ sửa một khớp ngậm bú nông hiệu quả?

5 Bước để có một khớp ngậm bú đúng cho trẻ sơ sinh 

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

Add a Comment