Ngực căng nhưng sữa ra ít có phải là do ít sữa hay không?

Một trong những dấu hiệu sữa đang về là ngực của bạn trở nên đầy đặn và săn chắc hơn. Sự căng tức này không chỉ do lượng sữa lớn hơn mà còn do lưu lượng máu tăng lên và lượng bạch cầu trong mô vú. Đối với hầu hết các bà mẹ mới sinh, nếu con họ bú mẹ hiệu quả và thường xuyên, những cảm giác nặng nề này sẽ qua đi mà không gặp vấn đề gì.

Ngực căng sữa

Nhưng nếu như cung vượt cầu hoặc bé bú không hiệu quả hay sữa về quá nhiều, một lượng sữa lớn có thể bị ứ lại trong bầu vú, điều này khiến họ cảm thấy ngực căng cứng và khó chịu – một tình trạng gọi là ngực căng sữa. Tuy nhiên, đối với trường hợp ngực căng nhưng sữa ra ít thì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề bệnh lí nào đó như tắc tia sữa chẳng hạn.

Ngực căng nhưng sữa ra ít sẽ gây ra vấn đề gì?

Ngực căng nhưng sữa ra ít có thể xảy ra ở một hoặc cả hai vú. Nó có thể gây ra đau nhói và sưng, đôi khi kéo dài đến tận nách của bạn và có thể làm cho ngực của bạn cảm thấy khá nóng hoặc vón cục – điều này là do tất cả các hoạt động diễn ra bên trong. Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng căng vú khác, bao gồm cả da ngực của bạn trông sáng bóng và cảm giác căng ra, núm vú trở nên cứng và phẳng. Thậm chí có thể khiến nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên khoảng 37,5 đến 38,3°C.

Cũng như bị đau, ngực căng nhưng sữa ra ít có thể gây khó khăn cho con bú – do đó, có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Em bé có thể rất khó khăn để ngậm bú đúng khi núm vú mẹ phẳng hơn và mô vú cứng hơn, có thể khiến núm vú bị đau. Ngoài ra, nếu em bé bú mẹ kém hiệu quả, em bé sẽ không có khả năng dẫn lưu vú tốt. Điều này có nghĩa là, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến tắc tia sữa, viêm vú và giảm sản xuất sữa.

Nguyên nhân nào khiến ngực căng nhưng sữa ra ít?

Việc này thường xảy ra do em bé không bú thường xuyên (ít nhất 8 lần mỗi 24 giờ). Nó có thể xảy ra với bất kỳ bà mẹ mới sinh nào, nhưng phổ biến hơn ở những phụ nữ đã phẫu thuật ngực trước đó. Áp lực từ áo ngực không vừa vặn hoặc quần áo chật có thể làm cho sự khó chịu trở nên tồi tệ hơn và có thể dẫn đến ống dẫn bị tắc và có thể bị viêm vú.

Ngực căng nhưng sữa ra ít có thể xảy ra với những phụ nữ không hoặc không thể cho con bú. Sự thay đổi nội tiết tố sau khi sinh em bé, gây ra sự gia tăng sản xuất sữa, xảy ra cho dù bạn có cho con bú hay không. Nguyên nhân cũng có thể xảy ra nếu bạn đột nhiên cắt giảm việc cho con bú, có lẽ vì em bé bị ốm, ngủ lâu hơn, bắt đầu ăn dặm hoặc bạn đi làm trở lại,…

Nguyên nhân khiến ngực căng tức

Đặc biệt, có một nguyên nhân khá phổ biến mà rất nhiều mẹ đã và đang gặp phải đó là tình trạng tắc tia sữa/ viêm tuyến vú (ngực có thể rất căng tức nhưng vắt ra được ít sữa). Ở tình trạng này, ngực bạn sẽ căng cứng ở một khu vực, ấm nóng, chạm vào có thể gây đau, tuy nhiên khi em bé bú hoặc vắt sữa theo cách thông thường lại ra ít sữa hoặc thậm chí là nhỏ giọt hoặc không chảy một chút nào.

Cách chữa ngực căng nhưng ra ít sữa như thế nào?

Phương pháp điều trị ngực căng nhưng sữa ra ít hiệu quả nhất là khi bé đói! Bạn nên cố gắng làm trống tuyến sữa càng nhiều và càng thường xuyên càng tốt để giúp sữa luôn chảy một cách tốt nhất – vì vậy hãy cho bé ăn theo nhu cầu, từ 8 đến 12 lần mỗi 24 giờ hoặc nhiều hơn thế.

Giữ em bé tiếp xúc da kề da với ngực càng lâu càng tốt trong suốt cả ngày và khi bạn thức dậy vào ban đêm. Bằng cách này, trẻ có thể ngửi thấy mùi thơm hấp dẫn của sữa mẹ, dễ dàng tiếp cận với ngực mẹ và bạn có nhiều khả năng phát hiện ra dấu hiệu đói sớm của em bé để có thể đảm bảo cho bé ăn thường xuyên. Hãy để con bạn rút nhiều sữa như bé muốn từ một vú trước khi cho bú bên còn lại. Cũng nên kiểm tra khớp ngậm bú và tư thế bú của em bé bởi một chuyên gia tư vấn cho con bú, để đảm bảo rằng bé bú hiệu quả và hút sữa đúng cách.

Một số mẹo dưới đây cũng có thể giúp giảm thiểu triệu chứng ngực căng nhưng sữa ra ít:

  • Đảm bảo bạn cho con bú tối thiểu 8 – 12 lần mỗi 24 giờ.
  • Kiểm tra xem em bé có khớp ngậm bú tốt hay chưa.
  • Hãy thử cho con bú ở các tư thế khác nhau.
  • Massage ngực nhẹ nhàng trong khi cho bú để giúp sữa thoát hiệu quả.
  • Vắt một ít sữa, bằng tay hoặc bằng máy hút sữa trước khi cho con bú để giúp làm mềm núm vú để bé dễ ngậm hơn.
  • Nếu ngực của bạn vẫn rất căng và đầy sau khi bú, hãy cho con bú lại hoặc nếu bé đã bú no bạn có thể dùng máy hút sữa và làm trống tuyến sữa cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái.
  • Nếu trẻ sơ sinh không thể bú mẹ do các lí do khách quan, bạn cũng nên vắt sữa tối thiểu 8 lần mỗi 24 giờ.
  • Hãy thử một kỹ thuật có thể di chuyển chất lỏng dư thừa từ vú mẹ ra ngoài. Một chuyên gia tư vấn cho con bú có thể chỉ cho bạn cách làm điều này.
  • Hãy thử tắm nước ấm hoặc chườm ấm, ướt ngay trước khi cho con bú hoặc massage để làm dịu bầu ngực và giúp sữa chảy tốt và nhiều hơn. Đừng chườm nóng lâu hơn một vài phút, vì quá nhiều nhiệt có thể làm cho ngực sưng thêm.
  • Đắp lá bắp cải sạch bên trong áo ngực. Nhiều bà mẹ thấy chúng giúp giảm sưng và khó chịu, có bằng chứng khoa học chứng minh điều này.
  • Việc uống thuốc giảm đau chống viêm sử dụng trong khi cho con bú, đòi hỏi bạn luôn luôn tham khảo ý kiến ​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và dược sĩ.
  • Mặc một chiếc áo ngực cho con bú có kích thước phù hợp hoặc bạn có thể không cần mặc áo ngực.
  • Đừng bỏ bất kì bữa ăn dinh dưỡng nào hoặc ngừng cho con bú đột ngột vì bạn có thể làm cho tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.

Cuối cùng, hãy cố gắng kiên nhẫn. Cơ thể bạn vẫn đang quen với việc sản xuất cũng như tiết sữa và cho bé ăn. Ngực căng nhưng sữa ra ít sẽ sớm được cải thiện khi cả mẹ và con đã quen với việc cho con bú và bú hiệu quả.

Add a Comment