Tại sao cho con bú khiến mẹ nhanh bị đói?

Về cơ bản, khi cho con bú, mẹ sử dụng nhiều năng lượng hơn, do đó đốt cháy nhiều calo hơn và làm cạn kiệt lượng nước trong cơ thể. Đặc biệt, trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể cần thêm khoảng 300 – 500 calo mỗi ngày để cung cấp cho trẻ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết. Việc thiếu ngủ liên quan cũng có thể ảnh hưởng đến các hormone kiểm soát sự thèm ăn.

Các bà mẹ cho con bú cần nhiều calo hơn, nhưng trong thời gian này đòi hỏi mẹ cần ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng để đảm bảo sản xuất sữa được ổn định.

2 Lí do khiến việc mẹ cho con bú gây đói nhanh

bú mẹ nhanh đói

  • Nuôi con bằng sữa mẹ cần nhiều calo hơn:

Sản xuất sữa mẹ là một công việc đòi hỏi cơ thể mẹ phải đảm bảo tạo ra nguồn sữa đầy đủ. Người ta ước tính rằng việc sản xuất sữa mẹ sử dụng khoảng 25% năng lượng tiêu thụ của cơ thể mẹ. Các bà mẹ trung bình tạo ra khoảng 709 đến 828ml sữa mỗi ngày, và một lần nữa, điều đó tương đương với việc đốt cháy 300-500 calo mỗi ngày. Vì vậy, có thể thấy không có gì ngạc nhiên khi mẹ cảm thấy đói hơn khi đang cho con bú.

Tuy nhiên, có thể khác nhau ở mỗi bà mẹ. Cụ thể hơn, mẹ có nhiều chất béo dự trữ có thể ăn ít hơn mà vẫn tạo đủ sữa cho con. Những người có lối sống năng động hơn khi cho con bú hoặc những người vận động nhiều có thể cần ăn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu calo của cơ thể.

Sự thèm ăn tăng lên trong thời gian cho con bú là cách cơ thể nói với mẹ rằng mẹ cần ăn nhiều hơn để duy trì nhu cầu calo của cơ thể. Lượng calo tăng lên này sẽ đảm bảo rằng mẹ có thể hoạt động bình thường, cùng với việc duy trì nguồn sữa dồi dào cho con.

  • Thiếu ngủ làm thay đổi hormone kiểm soát sự thèm ăn:

Khi mẹ đang cho con bú, không cần phải nói, giấc ngủ bình thường của mẹ bị xáo trộn dẫn đến thiếu ngủ, đặc biệt là trong những tuần đầu. Thiếu ngủ có thể làm thay đổi 2 loại hormone kiểm soát sự thèm ăn của mẹ. Thứ nhất, nó gây ra sự gia tăng đột biến mức độ ghrelin trong cơ thể mẹ. Đây là lí do chính khiến mẹ tăng cảm giác thèm ăn. Thứ hai, nó làm giảm leptin, hormone chịu trách nhiệm ngăn chặn lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Nếu mẹ có mức leptin thấp trong cơ thể, điều này dẫn đến sự thèm ăn gia tăng.

Cũng cần nhớ rằng không được nghỉ ngơi đầy đủ trong khi cho con bú là một trong những yếu tố phổ biến dẫn đến ít sữa sau sinh. Có thể không dễ dàng để nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt là trong vài tuần đầu tiên, nhưng điều đó thực sự quan trọng đối với mẹ.

Mẹ cần ăn thêm bao nhiêu khi cho con bú?

Số lượng ước tính là khoảng 1.800 – 2.200 calo mỗi ngày (hoặc nhiều hơn 300 – 500 calo so với phụ nữ không cho con bú).

Cho con bú tiêu thụ khoảng 25% năng lượng của mẹ và đốt cháy khoảng 300-500 calo mỗi ngày. Cố gắng ăn uống lành mạnh và tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm không lành mạnh mang lại lợi ích cho mẹ trong thời gian này.

Tăng cảm giác thèm ăn khi mẹ đang cho con bú là bình thường. Ăn nhiều bữa nhỏ với đồ ăn nhẹ lành mạnh là cách tốt nhất để hạn chế cơn đói và giữ mức năng lượng cao trong khi cho con bú.

Để có được lượng calo bổ sung có lợi cho mẹ và trẻ sơ sinh, tốt nhất mẹ nên chọn đúng loại thực phẩm. Một bữa ăn cân bằng dinh dưỡng bao gồm ăn nhiều trái cây và rau quả, cũng như các loại ngũ cốc như yến mạch, gạo tẻ, gạo lứt và ngũ cốc. Và vì nó phải là một chế độ ăn uống cân bằng, mẹ cũng cần protein nạc. Các nguồn protein nạc tốt bao gồm: trứng, thịt gà, các loại cây họ đậu, cá và thịt bò nạc.

Khi nói đến nguồn chất béo lành mạnh, những lựa chọn tốt bao gồm dầu ô liu, các loại hạt, quả bơ và cá nhiều dầu như cá thu hoặc cá hồi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cá nhiều dầu tốt cho mẹ và trẻ sơ sinh, nhưng mẹ không nên ăn nhiều hơn khoảng 140 gam mỗi tuần vì chúng có thể chứa các chất ô nhiễm hay thủy ngân.

bú mẹ nhanh đói

Sự thèm ăn của mẹ có tăng lên khi cho con bú không?

Có, sự thèm ăn của mẹ tăng lên khi mẹ đang cho con bú. Như chúng ta đã thảo luận trước đó, cơn đói ngày càng tăng là một tín hiệu từ cơ thể rằng mẹ cần nhiều calo và dinh dưỡng hơn. Điều này là do:

  1. Mẹ đốt cháy nhiều calo hơn trong khi cho con bú
  2. Mẹ đang cho con bú không chỉ cần calo và năng lượng cho chính bản thân mình mà còn cho trẻ sơ sinh bú.

Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ trong giai đoạn này cũng có thể góp phần làm tăng cảm giác thèm ăn. Đó là một phản ứng sinh lí bình thường mà cơ thể mẹ đang trải qua.

Cho con bú có thể khiến mẹ đói một cách kì lạ. Điều đó thật tốt – nó có nghĩa là sự trao đổi chất của mẹ đang ở trạng thái đầy đủ! Thay vì chiến đấu với cơn đói, hãy đón nhận nó bằng cách nạp đầy năng lượng bằng thức ăn bổ dưỡng và thỏa mãn cơ thể. Việc cung cấp cho cơ thể mẹ nguồn dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp mẹ cảm thấy tràn đầy năng lượng và tự tin.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Làm sao để thoát khỏi chứng nấc cụt cho trẻ sơ sinh?

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

Add a Comment