Làm sao để thoát khỏi chứng nấc cụt cho trẻ sơ sinh?

Nấc cụt là điều có thể xảy ra với bất kì ai. Mặc dù gây khó chịu cho người lớn và trẻ lớn, nấc cụt cũng có thể xảy ra đối với trẻ sơ sinh, nhưng nó chỉ kéo dài vài phút. Trẻ sơ sinh cũng thường không bị nấc cụt làm phiền quá nhiều. Mặc dù nấc cụt không phải là điều đáng lo ngại, nhưng có một vài cách để giúp ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh và thậm chí ngăn chặn chúng khi chúng xảy ra.

nấc cụt sơ sinh

Nguyên nhân gây ra chứng nấc cụt ở trẻ sơ sinh

 Nấc ở trẻ sơ sinh là một phản xạ bắt đầu từ rất sớm, thậm chí trước khi bé chào đời. Phản xạ nấc rất mạnh ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là chúng có thể dành đến 2,5% thời gian để nấc cụt ở giai đoạn sơ sinh. Sau đó, khi chúng phát triển qua giai đoạn sơ sinh, các cơn nấc cụt có xu hướng giảm dần.

Nấc cụt là một loại phản xạ, có nghĩa là chúng ta không thể ngăn nó xảy ra hoặc kiểm soát nó, giống như hắt hơi hoặc ho. Các tác nhân khác nhau được cho là gây ra nấc cụt như đầy hơi trong dạ dày, kích thích thực quản, căng thẳng,… nhưng không có lí do cụ thể nào cho sự xuất hiện của nấc cụt.

Nấc cụt được kích hoạt bởi dây thần kinh kết nối não bộ với cơ hoành và có thể được tạo ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như ăn quá nhiều hoặc quá nhanh hoặc thậm chí là nuốt không đúng lúc.

Thông thường khi thở, bạn kéo không khí vào phổi và sau đó cơ hoành giãn ra để không khí đi ngược ra ngoài qua miệng. Tuy nhiên, khi bạn nấc, cơ hoành co thắt và không khí bạn đang cố hút vào bị “kẹt” vào dây thanh quản đang đóng, gây ra âm thanh riêng biệt của nấc cụt.

Mặc dù thực tế là nấc cụt có liên quan mật thiết đến hơi thở, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhịp thở và nấc cụt không có mối liên hệ với nhau và chúng dường như là hai cơ chế riêng biệt trong cơ thể. Tức là, cơ thể sẽ không khiến bạn bắt đầu nấc nếu bạn cần thêm không khí.

Các nghiên cứu cho thấy rằng những cơn nấc cụt điển hình không gây ra những thay đổi đáng kể trong nhịp hô hấp, nhịp tim hoặc độ bão hòa oxy của trẻ khỏe mạnh.

Làm thế nào để thoát khỏi nấc cụt ở trẻ sơ sinh?

Nhìn chung, những cơn nấc cụt thỉnh thoảng xảy ra thường không gây nguy hiểm cho em bé. Chúng có thể xảy ra theo thời gian và tự hết.

Để chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh thì không cần phải làm gì cả, nhưng có một số cách bạn có thể thử để giúp bé hết nấc sau khi chúng bắt đầu nấc:

  • Xoa lưng cho bé. Thử xoa lưng trẻ theo chuyển động tròn để giúp giải phóng không khí dư thừa và giúp bé hết nấc cụt.
  • Cho bé được vỗ ợ hơi. Nếu em bé bắt đầu nấc trong khi bú, hãy ngừng cho bé bú và cho bé ợ hơi để giúp giải phóng không khí dư thừa.
  • Thay đổi tư thế cho con bú. Bạn có thể cố gắng đặt trẻ nằm xuống hoặc đặt trẻ vào tư thế ngồi tùy thuộc vào vị trí của trẻ khi cơn nấc cụt bắt đầu. Thay đổi tư thế không phải lúc nào cũng ngăn được cơn nấc của trẻ, nhưng có thể đáng để thử.
  • Cho trẻ ngậm ti mẹ. Chuyển động mút của em bé có thể giúp làm dịu trẻ đang nấc và giảm co thắt cơ hoành.

nấc cụt sơ sinh

Một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể hiệu quả với người lớn và trẻ lớn hơn, nhưng lại có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Khi trẻ sơ sinh đang nấc, không cho trẻ uống nước, úp ngược, hù dọa, kéo lưỡi hoặc cố gắng bắt trẻ nín thở.

Khi nào nấc cụt trở thành mối lo ngại cho trẻ sơ sinh?

Nếu bạn nhận thấy bé thường xuyên bị nấc và cơn nấc khiến bé đau hoặc kèm theo nôn trớ sau khi bú, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ. Em bé có thể bị trào ngược axit hoặc nhạy cảm tiêu hóa.

Trong một số trường hợp, nấc cụt có thể do GERD hoặc trào ngược axit gây ra. Đặc biệt nếu con nấc cụt kèm theo nôn trớ, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám để loại trừ bất kì tình trạng bệnh lí tiềm ẩn nào có thể gây ra chứng nấc cụt.

Nếu tiếng nấc của trẻ dường như cản trở việc thở của trẻ hoặc trẻ chuyển sang tái xanh, hãy đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức.

nấc cụt sơ sinh

Làm thế nào để ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh?

Mặc dù chúng thường vô hại, nhưng có những cách mà cha mẹ có thể giúp ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Lưu ý thời điểm trẻ bị nấc cụt. Ví dụ, nếu chúng chỉ xảy ra sau khi con bú hoặc khi bạn đặt trẻ ở một tư thế nhất định, bạn có thể điều chỉnh cách thức và thời điểm bạn cho trẻ bú hoặc bạn đặt trẻ ở tư thế nào.

Nếu bé thường xuyên bị nấc hoặc có vẻ khó chịu với những cơn nấc của mình, bạn có thể thử một số giải pháp sau để giúp ngăn chặn tình trạng nấc cụt xảy ra:

  • Điều chỉnh thời gian và lượng cho ăn. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc cho trẻ bú quá no hoặc bú quá nhanh có thể dẫn đến nấc cụt. Cho dù bạn đang cho con bú mẹ trực tiếp hay bú bình, có thể cần phải điều chỉnh số lượng sữa bạn cho trẻ bú để giúp ngăn ngừa nấc cụt. Hãy thử cho bé bú những lượng nhỏ thường xuyên hơn để xem liệu nó có tạo ra sự khác biệt cho con không.
  • Cho bé ợ hơi. Nấc cụt có thể được kích hoạt bởi các hơi/ khí thừa bị mắc kẹt trong khi bé đang bú. Ợ hơi có thể giúp đẩy khí ra khỏi cơ thể con và ngăn ngừa nấc cụt.

Nấc cụt là một chức năng của cơ thể bắt đầu ngay từ trước khi đứa trẻ được sinh ra. Có rất nhiều giả thuyết liên quan đến lí do tại sao cơ thể chúng ta lại nấc cụt, nhưng chưa có giả thuyết nào được chứng minh.

Nhìn chung, hiện tượng nấc cụt là điều hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh và sẽ giảm dần khi bé lớn hơn. Nếu em bé đang bị nấc cụt, dường như khiến bé đau hoặc khó chịu hoặc có các triệu chứng khác đi kèm với cơn nấc cụt, chẳng hạn như nôn trớ, thì tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra để đảm bảo không có điều gì khác xảy ra có thể gây ra cơn nấc cụt.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Khi nào là quá muộn để tập bé bỏ bú và 5 lời khuyên từ chuyên gia để thành công?

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

Add a Comment