Phân biệt nôn trớ và mắc nghẹn khi cho trẻ ăn dặm chỉ huy

nôn trớ nghẹn

Cho bé làm quen với thức ăn dặm là một cột mốc thú vị nhưng cũng có thể mang lại sự lo lắng. Khi bắt đầu cho bé ăn dặm với phương pháp ăn dặm bé chỉ huy, một trong những lo lắng lớn nhất của cha mẹ là khả năng bé bị nghẹn.

Nhưng thông thường, cha mẹ khó phân biệt được sự khác biệt giữa mắc nghẹn và nôn trớ thông thường khác, tuy nhiên, nó là một phần bình thường của quá trình ăn dặm.

Hôm nay, chúng ta sẽ phân tích sự khác biệt giữa nôn trớ và mắc nghẹn ở trẻ trong độ tuổi ăn dặm, đồng thời đưa ra các mẹo về cách giảm nguy cơ mắc nghẹn cho bé.

nôn trớ nghẹn

Nôn trớ là gì?

Nôn trớ là một phần hoàn toàn bình thường của quá trình ăn dặm. Trên thực tế, nôn trớ là cách tự nhiên để cơ thể bé tự bảo vệ mình khỏi bị mắc nghẹn.

Phản xạ nôn trớ của trẻ thực sự tiến xa hơn trong miệng khi bạn bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc, để bảo vệ trẻ khỏi bị nghẹn tốt hơn. Vì vậy, ho, nôn trớ và tống thức ăn ra ngoài sẽ phổ biến trong vài tháng đầu khi bắt đầu ăn dặm.

Ăn thức ăn thô là một kĩ năng mới để bé học và cần phải luyện tập. Em bé của bạn có thể nôn rất nhiều, nhưng đó chỉ là cơ thể của chúng để giữ cho chúng an toàn khi chúng học hỏi.

Nôn trớ trông như thế nào và âm thanh như thế nào?

  • Khi trẻ nôn trớ, trẻ sẽ ho to, âm thanh phát ra những tiếng ọc ọc.
  • Lưỡi của chúng sẽ đẩy về phía trước, và chúng sẽ tống ra (nhổ) thức ăn mà chúng đang ăn.
  • Đôi khi, chúng sẽ nôn ra thức ăn.
  • Hãy nhớ rằng: nôn trớ là bình thường, ngay cả khi bé bị nôn. Đừng can thiệp!

nôn trớ nghẹn

Mắc nghẹn là gì?

Mặt khác, mắc nghẹn là một dấu hiệu cho thấy đường thở của bé bị tắc nghẽn. Một miếng thức ăn đã chặn một phần hoặc hoàn toàn khí quản của chúng, và phản xạ nôn trớ từ miệng của chúng đã không thể đẩy nó ra ngoài thành công để bảo vệ chúng. Mắc nghẹn có nghĩa là em bé của bạn đang gặp nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng.

Mắc nghẹn trông ra sao và âm thanh như thế nào?

  • Nếu trẻ bị mắc nghẹn, trẻ sẽ im lặng hoặc không thể phát ra âm thanh.
  • Bé sẽ khó ho (hoặc không ho gì cả).
  • Bé cũng sẽ khó thở.
  • Nếu bé bị mắc nghẹn, bé sẽ cần bạn hỗ trợ ngay lập tức!

Làm thế nào bạn có thể phân biệt được giữa nôn và nghẹn? Bạn nên làm gì trong mỗi tình huống?

Khi trẻ bị nôn trớ, mặt của trẻ thường đỏ lên. Bé sẽ mở miệng và lưỡi sẽ thè về phía trước. Bạn sẽ nghe thấy chúng nói lắp, ho, ùng ục hoặc nôn khan vì phản xạ non trớ ngày càng cao của chúng giúp giữ an toàn cho chúng. Bé thậm chí có thể bị nôn trớ: một biện pháp bảo vệ tự nhiên khác để chống lại tình trạng nghẹt thở.

  • Đừng can thiệp: hãy để em bé tự mình vượt qua cơn nôn trớ. Nếu cố lấy thức ăn ra, bạn có thể đẩy thức ăn vào họng sâu hơn và mắc vào cổ họng chúng. Điều này sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, thậm chí có thể dẫn đến nghẹt thở.

Khi trẻ bị mắc nghẹn, mặt và môi của trẻ thường sẽ chuyển sang màu xanh. Bé sẽ không thể khóc. Bé thường sẽ gặp khó khăn khi tạo ra những âm thanh khác và có thể hoàn toàn im lặng. Bé sẽ khó ho, hoặc có thể không ho gì cả. (Nếu con có thể ho một chút, đây là một dấu hiệu tốt: sự tắc nghẽn chỉ là một phần và bé đang cố gắng thông tắc cục nghẹn). Bé thường khó thở.

  • Nếu bạn thấy những dấu hiệu này chứng tỏ bé đang bị mắc nghẹn và cần được bạn hỗ trợ ngay lập tức. Thực hiện hô hấp nhân tạo cho em bé để ngăn chặn tình trạng nghẹt thở.

Giảm nguy cơ nghẹt thở của trẻ trong quá trình ăm dặm

Bạn có thể làm gì để giữ an toàn cho em bé trong quá trình cai sữa và giảm nguy cơ mắc nghẹn? Thực hiện theo 6 quy tắc sau:

  • Chờ cho đến khi bé sẵn sàng trước khi cho bé ăn dặm.
  • Tìm những dấu hiệu sẵn sàng sau: bé có thể giữ cố định đầu và cổ trong một thời gian dài và ngồi dậy với sự hỗ trợ tối thiểu.
  • Luôn giám sát bé khi bé đang ăn.
  • Bằng cách đó, bạn sẽ biết được con mình tiến triển như thế nào trong quá trình cai sữa và có thể can thiệp nhanh chóng nếu trẻ bị mắc nghẹn.
  • Đặt em bé ở một chỗ ngồi an toàn, chẳng hạn như một chiếc ghế cao, cho các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ.
  • Vừa ăn vừa đi có thể làm tăng nguy cơ mắc nghẹn của em bé.
  • Giới thiệu nhiều loại kết cấu thực phẩm an toàn, giúp bé tập nhai đúng cách.
  • Bắt đầu ăn dặm bằng cách cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn là tốt, nhưng hãy đảm bảo cho trẻ ăn các loại thực phẩm có thành phần đa dạng, đặc biệt là khi trẻ lớn hơn và tự tin hơn với việc ăn thức ăn dặm/ ăn thô.
  • Cho bé ăn thức ăn có kết cấu mịn, nhuyễn, đặc và không vón cục sẽ khuyến khích bé phát triển kĩ năng nhai và nhai đúng nhiều loại thức ăn và do đó giảm nguy cơ mắc nghẹn.
  • Trẻ sơ sinh tự nhiên biết bú và tự bú, nhưng trẻ cần tập để phát triển phản xạ nhai và tự nhai.
  • Chọn và chuẩn bị thức ăn cẩn thận.

Thực hiện theo các mẹo chuẩn bị thức ăn sau để giảm nguy cơ mắc nghẹn, đặc biệt nếu bạn đang áp dụng phương pháp ăn dặm bé chỉ huy:

  • Ăn những thức ăn mềm hơn.
  • Nấu các loại rau cứng, chẳng hạn như cà rốt đến khi nềm nhừ.
  • Cắt trái cây, rau, thịt và pho mát thành các dải dài và mỏng. Điều này vừa giúp bé không bị mắc nghẹn vừa giúp bé dễ gắp và dễ xử lí hơn.
  • Biết những loại thực phẩm có nguy cơ gây nghẹt thở để tránh.
  • Tránh các nguy cơ gây nghẹt thở, bao gồm thức ăn cứng, tròn và dai.

nôn trớ nghẹn

Tất cả nội dung liên quan đến việc ăn dặm này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và mang tính chất tham khảo. Luôn luôn tìm kiếm lời khuyên của bác sĩ khi có bất kì câu hỏi nào liên quan đến sức khỏe của con.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

11 Lời khuyên cho bà mẹ cho con bú có bầu ngực lớn (ti to) để nuôi con bằng sữa mẹ thành công

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

Add a Comment