Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh

Viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh là một chứng phát ban phổ biến khiến da của con bị mẩn đỏ, ngứa ngáy và khó chịu. Và nếu em bé mắc chứng bệnh này, chúng cũng có thể khiến cha mẹ lo lắng và gây khó chịu không kém.

viêm da tiếp xúc

Có hai loại chính của viêm da tiếp xúc: kích ứng và dị ứng. Viêm da kích ứng về bản chất là một tổn thương trực tiếp trên da, do các hợp chất như axit, kiềm, phenol và chất tẩy rửa gây ra. Hệ thống miễn dịch không liên quan đến viêm da kích ứng, da của trẻ bị tổn thương mà không bị mẫn cảm trước đó.

Trong bài viết này, chúng tôi cũng giải thích lí do tại sao con có thể bị phát ban, các triệu chứng viêm da tiếp xúc chi tiết, nguyên nhân có thể gây ra tình trạng về da ở trẻ sơ sinh này và bạn có thể làm gì để tránh bị viêm da tiếp xúc cho bé.

  1. Tại sao trẻ sơ sinh bị viêm da tiếp xúc?

Trẻ sơ sinh có thể bị phát ban vì nhiều lí do, từ viêm da tiếp xúc đến phát ban do tã bỉm cho đến bệnh chàm ở bé.

Có một số liệu ở Hoa Kỳ cho biết: Tình trạng da như thế này không phải là bất thường, trên thực tế, 75% trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi chúng chỉ riêng ở Mỹ.

Không có gì lạ khi trẻ sơ sinh gặp các vấn đề như phát ban, vì trẻ sơ sinh có làn da rất mỏng manh. Da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sự khác biệt về mặt sinh lí so với da của trẻ lớn và người lớn về cấu trúc, thành phần và chức năng.

Lớp sừng của trẻ sơ sinh mỏng hơn nhiều so với người lớn, và sự hình thành các lớp khác của biểu bì chưa hoàn thiện. Do đó, da em bé cần được chăm sóc đặc biệt.

Bất kì sản phẩm nào bôi lên da và chưa rửa sạch đều có thể được hấp thụ dễ dàng. Việc hấp thụ các chất đó khi tiếp xúc với da nhiều hơn ở trẻ sơ sinh vì lí do: da của chúng mỏng hơn và da được bao phủ bởi một loại lông tơ làm tăng bề mặt hấp thụ.

  1. Triệu chứng viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh trông như thế nào?

Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng phát triển khi ai đó chạm vào chất gây dị ứng – một chất gây ra phản ứng dị ứng. Dưới đây chúng tôi đã liệt kê một số triệu chứng viêm da tiếp xúc phổ biến nhất: Đỏ và sưng, phát ban, ngứa,… Các vết phồng rộp có thể chảy dịch và khiến da bị bong tróc trong những trường hợp nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, mẹ có thể nhận thấy 8 dấu hiệu sau: Da khô, nứt nẻ hoặc có vảy; cảm giác bỏng rát,…

viêm da tiếp xúc

  1. Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh

Dạng viêm da tiếp xúc phổ biến nhất ở trẻ nhỏ là hăm tã. Người ta cho rằng có tới 50% tổng số trẻ sơ sinh sẽ bị ít nhất một đợt hăm tã vào một thời điểm nào đó trong toàn bộ thời gian sử dụng tã bỉm của trẻ.

Hăm tã và viêm da tiếp xúc ở bé rất có thể do:

  • Phản ứng dị ứng – do sử dụng khăn ướt, kem dưỡng da, xà phòng hoặc chất tẩy rửa.
  • Ma sát – điều này thường xảy ra nhất khi da em bé bị tã cọ xát.
  • Kích ứng da: tã ướt hoặc bẩn có thể gây ra hiện tượng này, do đó axit trong phân hoặc nước tiểu có thể khiến da mẩn đỏ và các sản phẩm tẩy rửa cũng có thể gây ra hiện tượng này.
  • Nhiễm trùng: một bệnh nhiễm nấm hoặc nấm men thường sinh ra trong môi trường ẩm ướt.
  • Một trong những lí do phổ biến nhất cho sự phát triển của hăm tã là sự tiếp xúc của các thành phần hóa học với làn da mỏng manh nhiều lần trong ngày.

Các nguyên nhân phổ biến của viêm da tiếp xúc dị ứng bao gồm:

  • Mĩ phẩm
  • Thuốc nhuộm trong quần áo
  • Nước hoa
  • Chất bảo quản trong các sản phẩm dành cho trẻ em
  1. Cách điều trị viêm da tiếp xúc cho trẻ sơ sinh

Tất nhiên, cách mà mẹ tránh hoặc điều trị bệnh viêm da tiếp xúc cho bé sẽ phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân của nó. Khi nói đến việc tránh viêm da tiếp xúc trong tương lai, điều quan trọng là mẹ phải chú ý đến những tiếp xúc khiến cho da của trẻ sơ sinh trở nên nhạy cảm và bảo vệ cho da của con tránh xa những chất gây kích ứng và dị ứng cụ thể đó.

Một trong những cách chính để tránh bị hăm tã do viêm da tiếp xúc là đảm bảo rằng tã của trẻ sơ sinh được thay thường xuyên và chỉ sử dụng những sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh tinh khiết nhất trên da của chúng.

viêm da tiếp xúc

Chuyên gia khuyên mẹ nên thực hiện những điều sau để làm sạch da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Chỉ nên sử dụng nước
  • Không sử dụng các chất tẩy rửa hóa học
  • Tránh sử dụng kem dưỡng da
  • Tránh sử dụng khăn lau có các thành phần hoá học phức tạp hoặc không phải dành riêng cho trẻ sơ sinh

Việc phòng ngừa dựa trên một số yếu tố bao gồm việc sử dụng các chất làm sạch dịu nhẹ, không chứa nước hoa, không chứa chất bảo quản, có độ pH trung tính để làm sạch da của trẻ sơ sinh, tốt nhất là nước thường.

Tránh hoặc thay thế các chất gây dị ứng hoặc chất kích thích đã biết hoặc nghi ngờ là cách phòng ngừa tốt nhất. Nếu khó tránh, có thể thử dùng loại kem bảo vệ da và quần áo cho trẻ. Da trẻ nếu đã tiếp xúc với chất gây viêm da tiếp xúc phải được rửa kĩ càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, nếu mẹ lo lắng về làn da của con mình, mẹ nên tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia chăm sóc sức khỏe như bác sĩ, dược sĩ hoặc người có chuyên môn,…


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Khi nào nên giới thiệu sữa bò – sữa tươi cho trẻ nhỏ?

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

Add a Comment