Lipase trong sữa mẹ cao: Nguyên nhân, ảnh hưởng và mẹo khắc phục hiệu quả

Nếu sữa mẹ có mùi và vị nhạt hoặc có mùi xà phòng hay kim loại, đó có thể là do hoạt động của lipase cao trong sữa mẹ của mẹ. Lipase là một loại enzyme được tìm thấy tự nhiên trong sữa mẹ. Enzyme này có một số lợi ích, chẳng hạn như thủy phân chất béo trong sữa thành các axit béo dễ tiêu hóa và hấp thụ. Một số bà mẹ chia sẻ rằng đứa con của họ từ chối bú mẹ hoặc bú sữa mẹ qua bình do những thay đổi này.

Bên cạnh đó, họ cảm thấy e ngại về những thay đổi này và lo lắng không biết loại sữa đó có phù hợp với trẻ nhỏ hay không. Nếu bạn mới làm mẹ hoặc sắp làm mẹ, biết về những thay đổi trong vị và mùi của sữa mẹ do lipase tạp ra có thể giúp tránh những suy đoán không đáng có.

Bài đăng này cho bạn biết về hoạt động của lipase trong sữa mẹ ra sao, nguyên nhân của nó và cách khắc phục nó một cách hiệu quả.

Nguyên nhân của lipase cao trong sữa mẹ

Không có nguyên nhân rõ ràng nào giải thích tại sao sữa mẹ có thể phát triển hàm lượng lipase cao. Đơn giản là trường hợp một số bà mẹ có lượng lipase dư thừa trong sữa mẹ trong khi những người mẹ khác thì không. Lipase là một loại enzyme có trong sữa mẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất béo.

Lưu trữ sữa mẹ đã vắt hút được cho là có mức độ lipase cao và điều này tác động làm thay đổi hương vị và mùi của sữa mẹ đã vắt ra. Tuy nhiên, ở một số bà mẹ lại cho biết không có sự thay đổi về mùi hoặc vị sữa mẹ của họ. Trong cả hai trường hợp, sữa mẹ được bảo quản đúng cách là an toàn, không có mùi và vị không có nghĩa là nó không phù hợp với em bé.

Sữa có lipase cao có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không?

Không có bằng chứng lâm sàng nào chứng minh tác động ngắn hạn hoặc dài hạn của sữa mẹ có lipase cao đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh. Không có bất kì tác dụng phụ nào được biết đến. Những thay đổi về hương vị và mùi vị của sữa lưu trữ xảy ra do quá trình phân giải chất béo, có tác dụng kháng khuẩn ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật trong sữa mẹ đã được rã đông trong tủ lạnh.

Nó có thể có nghĩa là những thay đổi này có lợi cho em bé của mẹ. Trên thực tế, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng lipase trong sữa mẹ có thể bù đắp cho các chức năng lipase của tuyến tụy trong thời kì sơ sinh, giúp tăng trưởng khỏe mạnh, đặc biệt là ở trẻ sinh non. Nếu bạn vẫn không thấy sữa mẹ có mùi hoặc vị thích hợp, hãy kiểm tra các bộ phận của máy hút sữa, bình chứa và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Bạn cũng có thể cân nhắc tránh các loại thực phẩm có mùi mạnh, chẳng hạn như tỏi và cá.

Bạn có thể kiểm tra lipase trong sữa mẹ bằng cách nào?

Mặc dù hoạt động của lipase trong sữa mẹ là một hoạt động bình thường, nhưng nếu muốn xác định nó, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà với các bước sau:

  • Vắt một ít sữa mẹ, bảo quản trong hộp đựng thích hợp, và trữ đông hoặc để trong tủ lạnh. Bạn có thể nếm một lượng nhỏ sữa để xác định hương vị và mùi của nó trước khi cất giữ.
  • Để hộp trong ngăn đá hoặc tủ lạnh trong 1 đến 2 ngày.
  • Sau thời gian quy định, kiểm tra mùi và vị. Nếu sữa có mùi và vị nhạt hoặc có mùi xà phòng, rất có thể sữa mẹ của bạn có hàm lượng lipase cao.

Nếu sữa của mẹ có hàm lượng lipase cao và em bé không chịu bú, mẹ có thể thử một số biện pháp can thiệp.

Mẹo để hạn chế mùi và hương vị của sữa mẹ khi hoạt tính lipase cao

Dưới đây là một số bước để giải quyết mùi và vị của sữa do hoạt tính lipase cao:

  • Không trữ sữa mẹ quá lâu. Tốt nhất, em bé nên uống sữa đã vắt ra trong vòng vài phút. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. Do đó, hãy dán nhãn ghi ngày vắt hút sữa trên hộp sữa trước khi bảo quản.
  • Lưu ý thời gian. Việc tuân theo mốc thời gian này sẽ giúp xác định thời gian gần đúng khi sữa dự trữ của mẹ thay đổi mùi vị do hoạt động của lipase. Trong hầu hết các trường hợp, sự thay đổi mùi vị của sữa xảy ra sau 24 giờ bảo quản. Vì vậy, hãy hút sữa và bảo quản sữa phù hợp để tránh tình trạng lãng phí sữa.
  • Thử hâm nóng sữa mẹ đã bảo quản lạnh. Theo các chuyên gia cho con bú, việc hâm nóng sữa mẹ vắt hút và bảo quản lạnh hoặc đông lạnh có thể làm mất hoạt tính của lipase. Hâm nóng sữa mẹ đúng cách bao gồm việc hâ, nóng nó cho đến khi nó bắt đầu sủi tăm xung quanh các cạnh và không sôi. Không nên đun sôi sữa vì nó có thể phá hủy các chất dinh dưỡng cần thiết. Các chuyên gia đề nghị hâm nóng sữa mẹ trong nước dưới 82,2 ° C.
  • Trộn sữa đã bảo quản với sữa mới vắt. Mẹ có thể trộn sữa đã bảo quản với sữa mới vắt hút ra để làm giảm hương vị của nó trước khi cho em bé uống. Đối với những trẻ lớn hơn bú sữa mẹ kết hợp với ăn dặm, mẹ có thể thêm sữa mẹ vào công đoạn chế biến đồ ăn dặm cho trẻ. Bột yến mạch và ngũ cốc, rau củ, gạo, bánh mì dành cho trẻ sơ sinh là một số thực phẩm an toàn mà bạn có thể trộn vào sữa mẹ.

Ngoài những biện pháp này, việc thay đổi tốc độ và áp suất của máy hút sữa cũng có thể giúp ngăn ngừa những thay đổi về mùi và vị của sữa mẹ (tức là: vắt hút nhanh hơn và đưa vào bảo quản sớm có thể giảm bớt hoạt tính của lipase). Bạn cũng có thể đảm bảo rằng máy hút sữa và các bộ phận của máy hút sữa được vô trùng để tránh bị nhiễm vi khuẩn, điều này cũng có thể làm thay đổi hương vị và mùi vị của sữa mẹ.

Sữa mẹ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Vị và mùi của nó là một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bé. Em bé có thể ngừng bú sữa mẹ lưu trữ do những thay đổi này. Tuy nhiên, hãy yên tâm, hương vị và mùi xà phòng của sữa được bảo quản đúng cách hầu hết đều an toàn, với điều kiện nguyên nhân là do hoạt động lipase cao chứ không phải thứ gì khác. Nếu bạn lo lắng về nguyên nhân có thể gây ra mùi xà phòng của sữa, đừng ngần ngại nói chuyện với chuyên gia tư vấn sữa mẹ để có được câu trả lời thoả đáng.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Vitamin C trong khi cho con bú: Lợi ích và ảnh hưởng của việc tiêu thụ quá mức đối với cả mẹ và em bé

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

Add a Comment