Ở cữ sau sinh mổ kéo dài bao lâu? Mẹ cần phải nằm lòng những vấn đề gì?

Ở cữ sau sinh mổ kéo dài bao lâu?

Quan niệm dân gian thì “3 tháng 10 ngày” là khoảng thời gian cho mẹ ở cữ sau sinh mổ. Sau thời gian đó mới được ra khỏi phòng và làm các công việc khác một cách bình thường. Giải thích cho quan niệm này là do người xưa khi mà y học chưa phát triển cùng với cơ thể của mẹ sau sinh rất yếu ớt sau cuộc vượt cạn rất “bản năng” nên nếu tắm rửa, ra ngoài trúng phải gió lạnh sẽ rất dễ bị ốm đau, thậm chí về sau này, cơ thể cũng không còn khỏe mạnh, hay bị nhức đầu, đau xương khớp, hậu sản…

Ở cữ sau sinh thường kéo dài bao lâu?
Ở cữ sau sinh thường kéo dài bao lâu?

Quan niệm tiến bộ của y học hiện nay thì các chuyên gia y tế khuyên rằng, mẹ chỉ nên kiêng cữ trong vòng một tháng. Sau đó mẹ có thể quay lại thói quen sinh hoạt một cách bình thường.

Mẹ cần phải nằm lòng những vấn đề gì?

Sau khi sinh mổ từ 6 – 8 giờ:

Cụ thế là , mẹ nên nghỉ ngơi hoàn toàn từ 6 – 8 trên giường nghỉ, không nên gối cao đầu để máu lưu thông lên não bộ. Với những mẹ dùng phương pháp đẻ không đau thì nên nghỉ ngơi trong khoảng 1 ngày sau sinh. Nằm tại viện theo dõi vết mổ từ 2 – 3 ngày. Khi đó bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình sức khỏe của mẹ để đưa ra thời gian nghỉ ngơi, tắm rửa phù hợp.

Nằm nghiêng sẽ tốt hơn cho mẹ ở cữ sau sinh mổ

Sau sinh mổ, quá trình dạ con co thắt của mẹ có thể khá đau đớn. Lúc này tư thế nằm có ảnh hưởng khá nhiều đến việc giảm đau cho mẹ. Do đó, mẹ cần tránh nằm ngửa. Thay vào đó, mẹ cần nằm nghiêng và từ từ chuyển động tác, điều này sẽ giúp ảnh hưởng đến vết mổ ít nhất có thể.

Cố gắng vận động nhẹ nhàng thường xuyên, không nằm cố định sau sinh mổ

Đi lại nhẹ nhàng có tác dụng to lớn ở chỗ là mẹ mau chóng “xì hơi” và không bị rối ruột. Càng vận động thường xuyên, vừa sức mình mẹ sẽ càng nhanh hồi phục và ít đau đớn hơn là nằm yên một chỗ.

Cố gắng hạn chế nằm cố định sua sinh
Cố gắng hạn chế nằm cố định sua sinh

Giữ ấm cơ thể mẹ ở cữ sau sinh mổ

Sản phụ sau sinh mổ bị nhiễm lạnh là hiện tượng dễ xảy ra. Lúc này, cơ thể người mẹ còn yếu, run người, mệt mỏi, … có thể khiến mẹ dễ bị tắc sữamất sữa. Do đó cần chú ý:

+ Có thể tắm rửa nhưng chỉ nên tắm nước ấm trong thời gian ngắn và ở nơi kín gió.

+ Uống nhiều nước ấm, các loại trà thảo dược như trà gừng, trà lợi sữa và sữa tươi ấm (vừa giúp giữ ấm cơ thể lại tăng cường kích thích cho tuyến sữa hoạt động).

+ Giữ ấm đôi bàn chân nên đi tất sau khi sinh mổ xong.

+ Ăn thức ăn nhẹ và tươi, nóng, không ăn đồ để qua đêm.

Chú ý tới khả năng bị viêm nhiễm hệ bài tiết

Ở một số sản phụ, sau sinh mổ tử cung co rút không tốt và hồi phục chậm, dẫn tới tình trạng nước ối bị tích tụ, gây ra hiện tượng viêm nhiễm hệ bài tiết. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hại cho sức khỏe. Do đó, hàng ngày sản phụ cần được đo nhiệt độ cơ thể. Nếu cơ thể vượt quá ngưỡng 38 độ C thì cần gặp bác sĩ để kiểm tra.

Theo dõi và vệ sinh vết mổ

Sau khoảng 10-15 ngày vết mổ của mẹ mới lành lại một nửa, mẹ cần vệ sinh sao cho phù hợp, theo dõi vết mổ có khô miệng hay không, vết mổ có bị chảy dịch hay hở miệng to không? Điều trị và theo dõi vết mổ giúp các mẹ hồi phục sức khỏe nhanh chóng và an toàn.

Không nên bó/ gập bụng sớm sau khi sinh mổ

Hành động này gây ảnh hưởng tiêu cực tới vết mổ, làm tử cung rũ xuống và nghiêng gập mạnh về sau. Do đó các mẹ cần đợi ít nhất 2 tháng để vết mổ lành, dạ con co hồi lại rồi hãy bó bụng hay gập bụng.

Mẹ ở cữ sau sinh mổ nên kiêng ăn gì?

Một số món ăn mẹ sau sinh không nên ăn như:

+ Kiêng đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà… Vì đây là những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi…

+ Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào hoặc nướng cháy.

+ Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen sẽ khiến vết sẹo sâu hơn. Không nên dùng các thực phẩm có tính kích thích, cà phê, chè, hạt tiêu hay rượu…

+ Thực phẩm có tính hàn như bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, lê… nên nhịn ăn sau 40 ngày để tránh gây hại cho đường tiêu hóa và răng.

+ Kiêng ăn những thực phẩm dễ lên men như đường, sữa đậu nành, tinh bột… để tránh bị đầy hơi, khó chịu.

Khi nào nên quan hệ vợ chồng sau khi ở cữ sau sinh mổ?

Thông thường sau khi sinh con bằng phương pháp sinh mổ, 4 tuần đầu tiên người mẹ vẫn còn đau đớn hoặc chịu nhiều ảnh hưởng sau khi sinh, có nhiều người bị các bệnh viêm nhiễm hoặc cơ thể còn rất yếu, vì vậy chỉ nên quan hệ khi người phụ nữ đã khỏe mạnh và sẵn sàng.

Ở cữ sau sinh mổ sẽ giúp người mẹ nhanh chóng phục hồi cả về tinh thần lẫn thể chất. Nếu có những vấn đề gì bất thường, mẹ nên liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời nhé!

Add a Comment