Cân nặng của mẹ bầu bao nhiêu là chuẩn khoa học?

Số lượng cân nặng của mẹ bầu tăng trong thai kì rất quan trọng, hơn thế nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài của bà bầu và em bé. Tìm hiểu về các khuyến nghị của Lợi sữa Mommy về việc tăng cân khi mang thai và các bước bạn có thể thực hiện để đáp ứng mục tiêu tăng cân khi mang thai.

Cân nặng của mẹ bầu bao nhiêu là chuẩn khoa học?

Mẹ bầu nên tăng bao nhiêu cân khi mang thai?

Mẹ bầu nên tăng bao nhiêu cân khi mang thai dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI) TRƯỚC KHI mang thai. BMI là thước đo lượng mỡ cơ thể tính từ cân nặng và chiều cao.

>>> Đọc thêm: Chế độ ăn cho bà bầu theo từng giai đoạn

Cân nặng của mẹ bầu bao nhiêu là chuẩn khoa học?

Cách tính chỉ số khối cơ thể như sau:

BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]

Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg.

Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ đang có thai, vận động viên, người tập thể hình.

Nếu trước khi mang thai, bạn có chỉ số khối cơ thể BMI: Bạn nên đạt được số cân nặng
Khuyến cáo tăng cân cho phụ nữ mang thai một con:
Nhẹ cân – BMI dưới 18,5 Từ 12 đến 18 kg
Cân nặng bình thường  – BMI 18,5-24,9 Từ 11 đến 15 kg
Thừa cân – BMI 25,0-29,9 Từ 6 đến 11 kg
Béo phì – BMI lớn hơn hoặc bằng 30,0 Từ 5 đến 9 kg
Khuyến cáo tăng cân cho phụ nữ mang thai song sinh:
Nhẹ cân – BMI dưới 18,5 Từ 22 đến 28 kg
Cân nặng bình thường BMI 18,5-24,9 Từ 16 đến 24 kg
Thừa cân BMI 25,0-29,9 Từ 14 đến 22 kg
Béo phì BMI lớn hơn hoặc bằng 30,0 Từ 11 đến 19 kg

Tỷ lệ phụ nữ trong thai kì tăng cân theo khuyến nghị là bao nhiêu?

Các nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ khoảng 1/3 (32%) phụ nữ tăng cân được khuyến nghị trong thai kì và hầu hết phụ nữ đều tăng cân ngoài các khuyến nghị (21% quá ít, 48% quá nhiều).

Cân nặng của mẹ bầu bao nhiêu là chuẩn khoa học?

Tại sao việc tăng cân nặng của mẹ bầu khuyến nghị khi mang thai là rất quan trọng?

Tăng ít hơn số cân nặng khuyến nghị trong thai kì có liên quan đến việc sinh con quá nhỏ. Một số trẻ sinh ra quá nhỏ có thể gặp khó khăn khi bắt đầu bú mẹ, có thể tăng nguy cơ mắc bệnh và có thể bị chậm phát triển (không đáp ứng các mốc quan trọng cho tuổi của trẻ).

Cân nặng của mẹ bầu bao nhiêu là chuẩn khoa học?

Tăng nhiều hơn số cân nặng được đề nghị trong thai kì có liên quan đến việc sinh con quá to, điều này có thể dẫn đến các biến chứng khi sinh, sinh mổ và béo phì trong thời thơ ấu của trẻ. Tăng nhiều hơn số lượng cân nặng được đề nghị cũng có thể làm tăng số cân nặng bạn sở hữu sau khi mang thai, điều này có thể dẫn đến béo phì.

Bà bầu tăng cân ít có sao không?

Những bước có thể thực hiện để đáp ứng khuyến nghị về cân nặng của mẹ bầu?

  • Thường xuyên đi khám sức khỏe và nhờ sự tư vấn của bác sĩ về các mục tiêu tăng cân của bạn ngay từ đầu thai kì và thường xuyên trong suốt giai đoạn mang thai.
  • Theo dõi tăng cân khi mang thai của mẹ bầu khi bắt đầu và thường xuyên trong suốt thai kì và so sánh sự tiến bộ của mẹ bầu với các mức tăng cân lành mạnh được khuyến nghị.
  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng: nhiều ngũ cốc, rau, trái cây, sữa ít béo và protein nạc. Hầu hết các loại thực phẩm đều an toàn khi ăn trong thai kì, nhưng bạn sẽ cần thận trọng khi sử dụng hoặc tránh một số loại thực phẩm. Xem thêm về: 14 loại thực phẩm tốt nhất cho bà bầu.
  • Hạn chế thêm đường và chất béo không tốt có trong thực phẩm như nước ngọt, món tráng miệng, thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh, sữa nguyên chất và thịt mỡ.
  • Biết nhu cầu calo là bao nhiêu. Nói chung, ba tháng đầu (hoặc tam cá nguyệt đầu) không cần thêm calo. Thông thường, phụ nữ cần khoảng 340 calo bổ sung mỗi ngày trong tam cá nguyệt thứ hai (ba tháng thứ hai) và khoảng 450 calo bổ sung mỗi ngày trong tam cá nguyệt thứ ba (cuối cùng).
  • Vận động cơ thể thường xuyên một cách nhẹ nhàng vừa phải, chia nhỏ hoạt động thể chất của bạn thành 10 phút một lần. Hoạt động thể chất là lành mạnh và an toàn cho hầu hết phụ nữ mang thai. Nói chuyện với bác sĩ để xác định xem bạn có bất kì hạn chế hoạt động thể chất nào hay không.

Các thực phẩm cần tránh ăn khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cân nặng của mẹ bầu, đó là:

  • Tránh tiêu thụ thực phẩm sống, nấu chưa chín. Chúng bao gồm các loại thực phẩm như sushi, sashimi và động vật có vỏ sống như hàu, sò điệp và nghêu. Tương tự, thịt, thịt gia cầm và trứng chưa nấu chín cũng nên tránh, vì phụ nữ mang thai có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao hơn do vi khuẩn trong thực phẩm chưa nấu chín.
  • Thực phẩm chưa tiệt trùng, bao gồm nhiều sản phẩm từ sữa, cũng nên tránh vì chúng có thể dẫn đến các bệnh do thực phẩm.
  • Phụ nữ mang thai cũng không nên ăn trái cây và rau quả chưa rửa, vì có khả năng tiêu thụ vi khuẩn có hại.
  • Caffein dư thừa cũng nên tránh, vì nó có thể đi qua nhau thai, và tác dụng tiêu cực đối với em bé. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tránh đồng thời cả rượu và thuốc lá.

Cân nặng của mẹ bầu nên được giữ ở mức vừa phải theo khuyến nghị từ chuyên gia, tăng quá nhiều hay quát ít cân có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và quá trình phát triển của thai nhi cũng như mẹ bầu về lâu về dài.

Add a Comment